Căn hộ cao cấp

(ST-2014) Chủ đầu tư trả tiền nhỏ giọt khi dự án đổ bể

Dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư chấp thuận trả lại khách vốn góp, nhưng chỉ thanh toán dần vài chục triệu đồng mỗi tháng. Có người phải đợi gần 3 năm mới nhận lại hết số tiền.
Chị Thanh đăng ký mua một căn hộ tại dự án Chung cư binh đoàn 12 (Thanh Trì, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Thuận Thành làm chủ đầu tư vào cuối năm 2010. Bên cạnh khoản tiền nộp vào dự án với giá 12 triệu đồng một m2, chị còn mất khoản chênh 3,5 triệu mỗi m2 cho đơn vị môi giới. Trong đợt một, tổng số tiền chị phải thanh toán là 360 triệu đồng.
du-an-HL-7164-1418980284.jpg
Nhiều dự án chậm tiến độ nhưng khách hàng không thể đòi được tiền của chủ đầu tư hoặc chấp nhận phương án thanh toán nhỏ giọt. Ảnh: HL
Ký hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư được 6 tháng, thị trường rơi vào giai đoạn khủng hoảng và đến nay dự án vẫn là đám đất trống. Chị cùng 200 người mua nhà tại đây nhiều lần kéo nhau đến tận trụ sở công ty tại Thuận Thành, Bắc Ninh để đòi lại tiền nhưng chưa hề nhận được đồng nào. 
"Đến giờ chủ đầu tư lại hứa đang hoàn thiện mọi thủ tục để khởi công dự án. Nếu khách hàng vẫn có nhu cầu mua nhà thì tiếp tục đóng tiền theo đơn giá cũ. Còn nếu không khách hàng sẽ được hoàn lại số vốn đã góp nhưng công ty sẽ thanh toán làm 4 đợt, nhưng không nói rõ thời hạn trả trong bao lâu", chị Thanh kể.
Chị cũng cho biết, chủ đầu tư chỉ thanh toán khoản tiền đã đóng theo hợp đồng là 160 triệu, còn số tiền chênh khoảng 200 triệu thì đơn vị này không chịu trách nhiệm. 
Chị Mai, khách hàng góp hơn 600 triệu để mua căn hộ của một dự án tại Hà Đông từ đầu năm 2010 nhưng đến nay, công trình vẫn chưa được triển khai. Gần đây, do áp lực từ phía khách hàng, doanh nghiệp thông báo sẽ trả lại số tiền góp vốn. Tuy nhiên, mỗi tháng người mua chỉ được nhận lại 20 triệu đồng. Theo đó, phải mất gần 3 năm chị Mai mới có thể nhận hết khoản tiền đã góp. 
Tuy không đến mức bi đát như những khách hàng trên nhưng anh Ninh (Thanh Xuân) cũng bị đẩy vào thế thua thiệt khi thỏa thuận với chủ đầu tư để tìm ra phương án giải quyết với dự án chậm tiến độ. Đầu năm 2010, anh Ninh mua một căn biệt thự ở một dự án tại Mê Linh. Dự án mới triển khai xong phần hạ tầng rồi đắp chiếu suốt từ đó. Gần đây, nhiều khách hàng muốn đòi lại khoản góp vốn nên chủ đầu tư đưa ra phương án đổi trả bằng một căn hộ tại một dự án khác ở Hà Đông cũng của đơn vị này.
"Tuy nhiên, ngay cả tòa nhà này hiện giờ cũng mới bắt đầu triển khai phần móng. Hơn nữa, giá trị căn hộ chỉ bằng khoảng 70% số tiền chúng tôi đã nộp trước đó để mua dự án tại Mê Linh. Số tiền chênh hơn 200 triệu trước đây trả cho sàn cũng coi như mất", anh Ninh nói. 
Luật sư Bùi Quang Hưng, Văn phòng luật BQH và cộng sự cho biết những điều khoản trong hợp đồng mua căn hộ là thỏa thuận dân sự. Hợp đồng thường được chủ đầu tư soạn thảo các nội dung có lợi cho mình nên kể cả khi ra tòa, người mua nhà cũng thường là bên chịu lép vế.
"Các nội dung như chậm bàn giao nhà, phạt lãi suất... hoặc phương án xử lý khi có sự cố trong các hợp đồng trước đây thường ít khi được đề cập đến. Trong khi người mua nhà nếu vi phạm các điều khoản thì lại bị phạt hoặc thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, khi thị trường sốt, nhà đầu tư chưa lường trước được những hệ lụy này, do đó đến nay kể ra ra tòa cũng khó giành được lợi thế", vị này nói.
Cũng theo ông Hưng, để bảo vệ quyền lợi của mình thì những người mua nhà nên tham khảo hoặc tìm đến dịch vụ trợ giúp về pháp lý. 
Trong một cuộc hội thảo gần đây, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định hiện nay, các chính sách bảo vệ quyền lợi của bên mua bất động sản của Việt Nam chưa thực sự tốt. Điều này cũng là căn nguyên khiến tình trạng khiếu kiện hoặc lừa đảo gia tăng. Để gây dựng niềm tin với thị trường, Chính phủ, các nhà làm luật cần có cơ chế để đảm bảo những cam kết của người bán phải được thực thi. 
(Nguồn:Ngọc Tuyênhttp://kinhdoanh.vnexpress.net/)

(ST-9/12/2014) Căn hộ cao cấp có thể 'ngủ đông' đến năm 2015

Theo các chuyên gia phải chờ 3 năm nữa bất động sản TP HCM mới hấp thu hết lượng căn hộ cao cấp tồn đọng và kết thúc giai đoạn ngủ đông. Năm 2013 phân khúc này vẫn sẽ tiếp tục giảm giá ở biên độ thấp, dưới 5%.

Chuyên gia đầu tư Trần Lê Khánh nhận định: "Hiện giá căn hộ cao cấp tại TP HCM đã giảm 30%. Phân khúc này có thể tiếp tục giảm giá nhẹ nếu tình hình kinh tế vĩ mô chưa khởi sắc".
Theo ông Khánh, để xây dựng một căn hộ cao cấp đúng nghĩa giá thấp nhất là 20 triệu đồng mỗi m2, mức cao nhất khoảng 40 triệu đồng và trung bình là 30 triệu đồng. Mức này tính trên cơ sở phát triển dự án trong vòng 3 năm nhưng trên thực tế tại Việt Nam kéo dài đến 5 năm.

Khung giá này giả định mức phí xây dựng, giá đất giữ nguyên như hiện nay. Song nghịch lý đang diễn ra là giá bán trung bình trên thị trường sơ cấp thấp hơn chi phí thật cho việc phát triển dự án. Điều này sẽ dẫn đến nguồn cung mới phân khúc cao cấp sẽ bị hạn chế trong thời gian tới.

"Theo thống kê của Compareal, hiện nay căn hộ cao cấp còn khoảng 4.800 căn chưa bán được. Trong 2-3 năm tới thị trường sẽ có thời gian hấp thụ lượng hàng tồn này và bước vào giai đoạn thiếu hụt. Lúc đó thời của căn hộ cao cấp sẽ trở lại", chuyên gia này dự báo.
a
Các chuyên gia dự báo thị trường căn hộ cao cấp TP HCM chưa thể khởi sắc trong năm 2013-2014. Ảnh: Vũ Lê.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Hòa Bình House, Lê Quốc Duy nhận xét: "Căn hộ cao cấp đang bị thất sủng trong mắt nhà đầu tư vì chi phí thi công lớn, giá thành cao, đối tượng mua lại ít".
Chuyên gia này giải thích, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lãi suất còn cao, nhất thời thị trường chưa thể hấp thụ được toàn bộ nguồn cung căn hộ cao cấp. Thêm vào đó, làn sóng giảm giá tác động lớn đến người mua, khiến tâm lý chờ đợi giá giảm thêm bao trùm toàn thị trường và tạo áp lực lớn lên nguồn cung. 
Với tài chính còn hạn chế, người dân không thể nộp tiền một lần để sở hữu tài sản lớn dù họ có nhu cầu sống trong căn hộ cao cấp. "Nếu doanh nghiệp tích cực giãn tiến độ thanh toán, bàn giao nhà đúng hẹn để thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn, tối thiểu 3 năm nữa thị trường căn hộ cao cấp mới trở lại", ông dự báo.
Để giải bài toán đầu ra cho căn hộ cao cấp, theo ông Duy, các chủ đầu tư cần xác định lượng hàng tồn kho là bao nhiêu và phân loại sản phẩm. Nếu tồn số lượng nhỏ, không đáng kể thì có thể áp dụng chính sách nhận nhà trước, trả tiền dần với tiến độ thanh toán ưu đãi. Nếu tồn số lượng lớn thì tùy khả năng chịu đựng của doanh nghiệp mà cân nhắc giảm ít hay nhiều.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa nhận định: "Bây giờ là thời của nhà giá rẻ. Bất động sản cao cấp phải chờ đến cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 mới có chuyển biến".  
a
Một dự án căn hộ cao cấp tại quận 2 (TP HCM) đã chuyển một số sản phẩm thành căn hộ dịch vụ cho thuê để tìm cách tăng thanh khoản. Ảnh: Vũ Lê
Ông Nghĩa phân tích, khái niệm căn hộ cao cấp tại Việt Nam còn quá phức tạp vì chưa có những chuẩn mực cụ thể. Mỗi chủ đầu tư có một quan niệm cao cấp khác nhau khiến cho người tiêu dùng bị nhiễu loạn thông tin. Hiện phân khúc này tại TP HCM chia thành 2 nhóm: đô thị ven nội thành (25-30 triệu đồng mỗi m2) và đô thị hiện hữu cạnh khu trung tâm (từ 35 triệu đồng mỗi m2 trở lên).
Chuyên gia này cho rằng trong thời gian tới chủ đầu tư các dự án cao cấp sẽ phải lựa chọn một trong các giải pháp: giảm giá bán, giảm diện tích, giãn tiến độ thanh toán và tối ưu thiết kế, dịch vụ để cải thiện thanh khoản. "Năm 2012, nhà chung cư đã giảm giá mạnh nhưng căn hộ cao cấp chỉ giảm nhẹ. Có thể năm 2013 phân khúc này sẽ tiếp tục giảm giá ở biên độ thấp, trung bình dưới 5%", ông cho hay.
Giám đốc bộ phận đầu tư TP HCM Công ty Savills Việt Nam, Sử Ngọc Khương cho hay, cách đây 3-5 năm, thị trường nhà cao cấp có 2 nhóm khách hàng là nhà đầu tư và người có nhu cầu thật. Đến nay tỷ lệ nhà đầu tư bằng 0, chỉ còn lại người mua để ở. "Theo quy luật, nhu cầu mua nhà cao cấp để ở chỉ nhích lên khi nền kinh tế dần ổn định trở lại", ông nói. 
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, xu hướng tấn công ồ ạt vào phân khúc nhà giá rẻ như hiện nay là giải pháp tình thế trong giai đoạn khủng hoảng. Muốn thị trường bất động sản phát triển cân bằng cần phải dung hòa giữa các phân khúc: giá rẻ, trung cấp, cao cấp và hạng sang tùy theo cơ cấu thu nhập của người dân.
Do có nhiều điểm yếu: giá sụt giảm, lãi suất cao, túi tiền của khách hàng eo hẹp, bối cảnh kinh tế không thuận lợi và hạn chế về quyền sở hữu nhà nên bất động sản cao cấp chưa thể tìm ra điểm sáng trong ngắn hạn. "Nếu lãi suất tiếp tục hạ xuống, chính sách cho người nước ngoài mua nhà được mở rộng, có lẽ tình hình sẽ không trì trệ như hiện nay", một chuyên gia địa ốc nói.
(Nguồn:Vũ Lê - http://kinhdoanh.vnexpress.net/)

(ST-12/12/2014) Mua căn hộ D’. Le Pont D’or được vay lãi suất 5% một năm

Chủ đầu tư dự án D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu hợp tác với Ngân hàng SHB hỗ trợ khách hàng vay vốn 70% giá trị căn hộ, trả lãi suất ưu đãi 5% trong năm đầu.
D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu tọa lạc trên khu đất rộng hơn 5.000m2 tại trung tâm quận Đống Đa, Hà Nội, bên cạnh hồ Hoàng Cầu, thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Dự án gồm 308 căn, trong đó 90% căn hộ có tầm nhìn hướng hồ. Các căn hộ được thiết kế để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời và gió tự nhiên.
anhsoonline
Sơ đồ vị trí dự án.

Dự án có đầy đủ tiện ích hiện đại như trung tâm thương mại, nhà hàng, cà phê, nhà trẻ quốc tế, phòng tập gym, spa, hồ bơi bốn mùa, 4 tầng hầm để xe, mỗi chủ nhân căn hộ sẽ có một chỗ đỗ xe ôtô và hai chỗ đỗ xe máy.
anhsoonline





Phối cảnh dự án D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu.

Công trình đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hạng mục hầm ứng dụng công nghệ semi-top-down là phương pháp thi công tiên tiến, áp dụng cho những công trình có chiều sâu dưới mặt đất lớn. Công nghệ này làm tăng chi phí đầu tư nhưng sẽ đảm bảo chất lượng tầng hầm, đồng thời rút ngắn thời gian thi công. Hiện tại công tác thi công hạng mục của tầng hầm một đã hoàn thành 95% khối lượng và bắt đầu bước sang phân đoạn một của công tác thi công tầng hầm hai.
Dự án ở vị trí đắc địa, cách Hồ Gươm gần 4km, nằm ngay trung tâm quận Đống Đa – là một trong bốn quận nội thành thuộc khu phố cổ Hà Nội. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu sở hữu căn hộ D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu, chủ đầu tư đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân hàng SHB để đưa ra chính sách bán hàng hấp dẫn. Theo đó, khách hàng sẽ được vay vốn tới 70% giá trị căn hộ, trả lãi suất 5% trong năm đầu và được tặng hai năm phí quản lý dịch vụ và một năm phí sử dụng dịch vụ tiện ích của tòa nhà.
Trước quý IV/2014, những căn hộ  D’. Le Pont D’or bán ra ở mức 33 – 38 triệu đồng một m2 nhưng nay không còn giá này. Do nhu cầu tăng lên nên chủ đầu tư quyết định điều chỉnh giá bán. Căn hộ D’. Le Pont D’or dần hấp dẫn khách hàng sau một thời gian giá bán duy trì ở mức thấp theo sự trầm lắng của thị trường bất động sản nói chung.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh là chủ đầu tư hàng chục dự án lớn tại khu vực trung tâm Hà Nội, ví dụ như: D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu; D’. Palais de Louis – Nguyễn Văn Huyên; D’. Le Roi Soleil - Quảng An, D’. San Raffles - Hai Bà Trưng….Tân Hoàng Minh công bố sẽ khởi công dự án D’. Le Roi Soleil - Quảng An và D’. San Raffles - Hai Bà Trưng trong quý II/2015.
(Nguồn: Minh Trí - http://kinhdoanh.vnexpress.net/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét